Cây từ 4 - 5 năm tuổi là giai đoạn kiến thiết quan trọng để phục vụ cho quá trình thu hoạch sau này. Thời điểm này nhu cầu về phân bón của cây cao hơn giai đoạn trước đó. Bà con nông dân cần trang bị kỹ lưỡng các phương pháp chăm sóc để cây có thể phát triển tốt nhất.
Hướng dẫn kinh nghiệm chăm sóc cây sầu riêng từ 4 - 5 năm tuổi
Vệ sinh vườn trồng
Thăm vườn thường xuyên để dọn sạch cỏ dại, rác thải nông nghiệp.
Nếu mưa nhiều, đất ngập úng, nên tiến hành đào rãnh thoát nước để xử lý ngập.
Tưới nước
Hệ thống vòi tưới tự động cho cây sầu riêng
Tưới nước 1 ngày 1 lần vào sáng sớm hoặc chiều mát, tưới đủ ẩm cho đất, không tưới quá nhiều, tránh gây ngập úng cho cây.
Tưới ở phần đất dưới gốc có bán kính tương ứng với bán kính của tán, để đáp ứng đủ nhu cầu nước cho bộ rễ phát triển.
Cắt tỉa cành
Cắt tỉa những cành quá sát mặt đất, cành thấp nhất cách gốc 1m [1].
Cắt bỏ những cành bị sâu, bệnh hại tấn công, những cành khô, cháy.
Khoảng cách giữa các cành cách nhau từ 8 - 10cm [1].
Lưu ý: Vệ sinh sạch sẽ dụng cụ cắt, tỉa cành với nước vôi trong để tránh lây nhiễm nguồn bệnh qua lại giữa các cây.
Kỹ thuật phòng trừ sâu, bệnh
Sản phẩm phòng trừ và xử lý sâu bệnh an toàn, hiệu quả
- Ở giai đoạn này sâu hại tiếp tục phát triển và gây hại, tiêu biểu như sâu đục cành, mọt đục thân, rầy phấn trắng,... Các loại sâu, côn trùng này cắn phá, chích hút làm lá cây bị rách, héo, ảnh hưởng đến khả năng quang hợp, gây sụt giảm năng suất cho cây trồng.
- Bà con nông dân sử dụng ngay sản phẩm sinh học BS25 - Insectđể đối phó với sâu, côn trùng gây hại. Sản phẩm có thành phần sinh học, an toàn với người sử dụng, không gây lờn thuốc ở sâu - côn trùng gây hại.
- Những bệnh xuất hiện ở thời kỳ này bao gồm cháy lá, phấn hồng, đốm rong,... Bệnh gây hại nặng và ảnh hưởng lớn đến khả năng cung cấp dinh dưỡng cho cây, ảnh hưởng nặng đến giai đoạn thu hoạch sau này.
- Sử dụng BS01 - Chaetomiumđể phòng ngừa và xử lý các loại nấm bệnh gây hại trên cây sầu riêng. Sản phẩm có thể áp dụng được với những nhà vườn, trang trại trồng cây theo mô hình hữu cơ, phù hợp với tiêu chí hiệu quả, an toàn và thân thiện với môi trường.
Kỹ thuật bón phân
Phân vô cơ
- Bón phân NPKMg 18:11:5:3 hoặc 15:15:6:4 bằng phương pháp rải 1m ở bìa tán và tưới nước ngay sau khi bón [1].
- Bà con nông dân rải đều phân bón thành vòng tròn xung quanh gốc, sau đó rải phủ 1 lớp đất mỏng lên trên. Cứ mỗi lần rải thì cách xa gốc thêm 5 - 10 cm vì rễ cây sẽ vươn xa ra.
- Giai đoạn năm thứ 4: Bón 2kg/cây/năm, chia ra làm 3 lần bón đều nhau.
- Giai đoạn năm thứ 5: Bón 2,5kg/cây/năm, chia ra làm 3 lần bón đều nhau.
Phân hữu cơ vi sinh
Phân bón sinh học thúc đẩy quá trình ra rễ, phát triển thân, cành
- Thân và lá cây thời kỳ này sẽ phát triển mạnh mẽ, kiến thiết cho giai đoạn khai thác. Bà con nông dân bón bổ sung BS21 - HumicChế phẩm sinh học bảo vệ thực vật giúp cây ra rễ mạnh, thân cành chắc khỏe, lá tươi tốt.
- BS21 - Humic không chứa tạp chất hóa học độc hại, không làm chua đất, xói mòn đất, giúp đất tơi xốp và tăng năng suất cây trồng qua các mùa vụ kế tiếp.
- Bên cạnh phân bón gốc, bà con có thể sử dụng bổ sung BS14 - Amino để bón lá cho cây sầu riêng. Sản phẩm có nguồn gốc sinh học, giúp cung cấp nhanh chóng nguồn dinh dưỡng vi lượng cần thiết cho cây.
Tài liệu tham khảo
[1] Huỳnh Văn Tấn (2001), Kỹ thuật trồng sầu riêng, NXB Nông Nghiệp.
[2] Lê Ngọc (2013), Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây sầu riêng.